Phía đông Hà Nội đang được hình thành như là các khu đô thị trung tâm vệ tinh bên kia sông Hồng. Được kết nối giao thông bởi dự án 10 cây cầu bắc qua sông Hồng và hàng loạt các cơ sở hạ tầng giao thông đường cao tốc, quốc lộ. Đây hứa hẹn sẽ là một thị trường bất động sản mới đầy tiềm năng trong hiện tại và tương lai.
Thị trường đang thiếu sản phẩm thấp tầng nội đô:
Thị trường bất động sản nhà phố, shophouse, liền kề những năm gần đây liên tục khan hiếm nguồn cung, đặc biệt tại các thị trường lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Nguyên nhân phần lớn là do quỹ đất ngày càng trở nên eo hẹp. Mức giá của loại hình bất động sản thấp tầng này được đánh giá là có giá trị đầu tư cao, nhưng đồng thời cũng đem lại những món lợi nhuận lớn, và siêu lớn nên vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư.
Nhu cầu di dân khỏi các vùng quy hoạch
Theo quy hoạch tổng thể của Hà Nội, phân khu đô thị 4 quận trung tâm gồm Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, từ nay đến năm 2030. Hà Nội sẽ di dời ít nhất 215.000 cư dân thuộc các quận này ra khỏi nội đô. Làn sóng dịch chuyển, giãn dân cư ra khỏi các quận trung tâm được dự báo sẽ khiến nhu cầu bất động sản phía Đông tiếp tục thu hút nhiều hơn cư dân đến đây.
Các vướng mắc khó giải quyết trong pháp lý
Các nhà hoạch định và chuyên gia đều nhận xét, phần lớn nguyên nhân dẫn đến tình trạng giá BĐS cao là do nhu cầu sở hữu bất động sản vẫn rất lớn trong khi nguồn cung lại hạn chế, khan hiếm sản phẩm. Đặc biệt, việc mất cân bằng cung cầu này là các vướng mắc về pháp lý, quyền sở hữu.
Hạ tầng đang cực phát triển tại phía Đông Hà Nội
Kế hoạch là 10 cây cầu và có 6 cây cầu NGHÌN TỈ đang được hoàn thiện và đưa vào hoạt động, tạo ra trục giao thông xuyên suốt từ trung tâm Hà Nội tới khu vực phía Bắc và Đông Bắc thành phố.
Các hạ tầng giao thông đồng bộ đã hoàn thiện như: nút giao Cổ Linh, đường tốc Hà Nội – Hải Phòng.
Huyện Gia Lâm hiện tại là một trong những địa phương có hệ thống giao thông đồng bộ, thuận tiện và đa dạng nhất Thủ đô Hà Nội. Nhiều trục giao thông kết nối xuyên suốt khu vực phía Đông với các quận huyện, tỉnh thành lân cận như Bắc Ninh, Hưng Yên, Bắc Giang, Hải Dương….
Với ưu điểm lợi thế đặc biệt về cơ sở hạ tầng đồng bộ, đa dạng, bất động sản phía Đông Hà Nội còn thu hút được nhiều khách hàng bởi mật độ cư dân thấp, môi trường sống trong lành, nhiều dư địa để phát triển, tiềm năng tăng giá cao…Gia Lâm đã đang và sẽ không chỉ là cửa ngõ kinh tế, địa lý ở khu vực phía Đông mà còn là trung tâm mới của bất động sản phía Đông Thủ đô khi sở hữu những tiềm năng đặc biệt, sẵn có và sự thay đổi, phát triển từng ngày, trở thành điểm đến để sở hữu bất động sản và nơi ở an cư bền vững của các dân cư cũng như nhà đầu tư.
(Nguồn: Tổng hợp internet)
Bình luận