Hướng dẫn thủ tục cho Việt Kiều mua BĐS Vinhomes

tứ lập Đảo Dừa

Hướng dẫn thủ tục pháp lý cần thiết cho người Việt Kiều dễ dàng mua, sở hữu nhà, bất động sản Vinhomes tại Việt Nam (có thể áp dụng cho các bất động sản khác, từ 1/7/2024)

1. Đối tượng áp dụng Luật Đất đai sửa đổi 2024 mở rộng đối tượng áp dụng:

a. Tất cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài (vẫn có quốc tịch Việt Nam) và mở rộng gồm cả người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài (không có quốc tịch Việt Nam, nhưng chứng minh được nguồn gốc Việt Nam – 3 đời).

b. Chỉ cần là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tất cả các tổ chức có yếu tố vốn nước ngoài đều có thể mua nhà Vinhomes tại Việt Nam, không quy định cụ thể như luật cũ.

2. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân sử dụng đất gồm cá nhân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam được bình đẳng, ngang nhau:

a. Các quyền và nghĩa vụ chung.

b. Các quyền sở hữu, chuyển nhượng nhà Vinhomes. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê/cho thuê, thuê/cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất (SDĐ), nhà Vinhomes, thế chấp, góp vốn bằng quyền SDĐ nhà Vinhomes.

c. Quyền phát triển và kinh doanh nhà Vinhomes: Được giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua và đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại các dự án bất động sản Vinhomes để chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền SDĐ đã có hạ tầng kỹ thuật. Được phát triển tất cả các loại hình BĐS Vinhomes (nhà ở/đất nền, thương mại, công nghiệp).

3. Điều kiện bắt buộc để người gốc Việt Nam được quyền sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở Vinhomes:

a. Phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

b. Thủ tục, giấy tờ chứng minh nguồn gốc Việt Nam.

4. Thủ tục cấp giấy xác nhận là người gốc Việt:

a. Thành phần hồ sơ:

  • Giấy tờ nhân thân: CMND, Căn cước, giấy tờ cư trú, thẻ tạm trú, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế…
  • Giấy tờ chứng minh từng có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ để chứng minh khi sinh ra người đó có cha mẹ hoặc ông bà nội, ông bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam.
  • Trường hợp không có các giấy tờ trên, tùy từng trường hợp cụ thể, có thể nộp bản sao một hoặc nhiều giấy tờ sau:
  1. Về nhân thân, quốc tịch, hộ tịch do chế độ cũ ở miền Nam cấp trước ngày 30/4/1975.
  2. Giấy tờ do chính quyền cũ ở Hà Nội cấp từ năm 1911-1956.
  3. Giấy bảo lãnh của Hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài nơi người đó đang cư trú, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam.
  4. Giấy bảo lãnh của người có quốc tịch Việt Nam, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam.
  5. Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp trong đó ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam.

b. Hình thức nộp:

Trực tiếp hoặc bưu chính tại:

  • Nước ngoài: cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
  • Trong nước: Bộ Ngoại giao hoặc Sở Tư pháp.

Xem thêm:

Điểm mặt những dự án lớn tỷ đô của Vinhomes

Tải bảng giá